(0 ₫)
Tin tức

Kiến thức cần cho việc đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Không phải mẹ bầu nào cũng có một hành trình mang thai suôn sẻ trong suốt 9 tháng 10 ngày. Một số bà mẹ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ cần chuẩn bị tốt kiến thức cần cho việc đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ, một số biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp là:

1. Tiền sản giật

Dù tiền sản giật chủ yếu xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ,

Nhưng cũng có 1 số thai phụ mắc phải biến chứng nguy hiểm này ngay trong tam cá nguyệt thứ hai của kỳ thai nghén. Các dấu hiệu báo hiệu tiền sản giật gồm huyết áp cao rõ rệt, mẹ bị phù hoặc sưng quá nhiều và có đạm trong nước tiểu. Tiền sản giật ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể mẹ, bao gồm cả nhau thai, do đó đây cũng là nguyên nhân khiến thai chậm phát triển, suy thai, thậm chí làm thai chết trong tử cung. Biến chứng này có thể khiến mẹ bị tổn thương gan, thận, xuất huyết, nếu không điều trị kịp dẫn đến co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp hoặc xuất huyết não gây tử vong.

Nếu phát hiện các triệu chứng của tiền sản giật như sưng nhanh chóng bàn tay, chân, mặt, hoặc bị đau đầu, hoa mắt, mất thị lực, dễ bị bầm tím khi chấn thương, đau người phía bên phải hoặc đau dạ dày, huyết áp tăng v.v…, mẹ bầu phải nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Cũng cần lưu ý đến những nhóm nguy cơ dễ mắc tiền sản giật như mẹ sinh con so khi còn quá trẻ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi, mẹ mang đa thai, thừa cân, hay có chế độ dinh dưỡng kém, phải làm các việc nặng nhọc, bị bệnh thận mãn tính, tiểu đường, huyết áp cao v.v…

2. Thiếu nước ối

Thiếu nước ối là một trong những tình trạng bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường bà bầu thiếu ối có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi. Nước ối ít ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Để tránh tình trạng thiếu ối mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.

3. Chảy máu âm đạo dọa sẩy thai

Mặc dù tỷ lệ sẩy thai ở 3 tháng giữa thai kỳ chỉ còn 20% so với 80% ở quý đầu,

Nhưng như thế không có nghĩa là bạn được thờ ơ với các dấu hiệu dọa sẩy, mà điển hình nhất là chảy máu âm đạo. Sẩy thai trong giai đoạn này cũng sẽ khác với sẩy thai trong 3 tháng đầu của kỳ thai nghén. Vào cuối tháng thứ 3, thứ 4, do thai đã làm tổ chắc chắn hơn nên nếu có sẩy thai sẽ thường nằm trong trường hợp sẩy thai không hoàn toàn hoặc sẩy thai từng phần (sẩy thai không trọn), dẫn đến dễ bị sót nhau làm băng huyết nặng. Đến tháng thứ 5, 6, sẩy thai diễn ra như 1 cuộc sinh đẻ thông thường dễ làm cho mẹ bị sang chấn tâm lý nặng nề.

Các biểu hiện chảy máu âm đạo ở từng mức độ dọa sẩy và sẩy thai cũng sẽ khác nhau, do đó thai phụ cần lưu ý nhằm nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời, bảo toàn sức khỏe, tính mạng 2 mẹ con hoặc của người mẹ. Nếu là dọa sẩy thai, người mẹ sẽ thấy máu ra ở âm đạo thường có màu đỏ hoặc đen với số lượng ít, kéo dài nhiều ngày, máu thường lẫn với dịch nhầy, có cảm giác tức, nặng bụng hoặc đau lưng.

4. Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường thai kỳ. Một số nguyên nhân như mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ được cho là có liên quan đến chứng bệnh này. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.

Xem thêm bài viết khác: 

https://chophunu.vn/nhung-loai-trai-cay-can-tranh-khi-mang-thai-3-thang-dau

https://chophunu.vn/nhung-kieu-ao-bau-sieu-de-thuong-danh-cho-me-bau

https://chophunu.vn/nhung-mau-do-bo-mac-nha-sau-sinh-ma-cac-me-bau-nen-lua-chon

Thông tin liên hệ

Hộ Kinh Doanh Đầm Bầu HONEY 
Thông tin về chủ sở hữu website:
Đại diện: Huỳnh Thị Lài
ĐC thường trú: Số 30 Đường số 2, P. An Lạc A, Q. Bình Tân, TPHCM
Địa chỉ kinh doanh:

CN1: 379A CMT8, P13, Q10, TPHCM

CN2 :  53 Âu Cơ, P.14, Q.11, TPHCM

CN3 : 808 Hậu Giang, P12, Q6, TPHCM


Số ĐT: 0903994489
Email: huynhlai0404@gmail.com
---------
Chứng nhận đăng ký Hộ Kinh Doanh Đầm Bầu HONEY 
Số: 41K8024932
Quyết định thành lập ngày: 3/6/2022
Mã số thuế cá nhân: 0307844606-001
Ngày cấp: 03/06/2022 - Nơi cấp: Chi cục thuế quận 11, TPHCM
----------
Tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ:
Các quý khách hàng khi không hài lòng về hàng hóa và dịch vụ bên chúng tôi cung cấp hãy liên hệ số điện thoại sau để được hỗ trợ 
ĐT: 090 888 4575

CN1: 379A CMT8, P13, Q10, TPHCM

CN2 :  53 Âu Cơ, P.14, Q.11, TPHCM

CN3 : 808 Hậu Giang, P12, Q6, TPHCM

facebook twitter gmail

Đăng ký nhận tin

Copyright 2022. All rights reserved. Designed by Nina.vn

Đang xem: 1| Ngày: 23| Tháng: 4774| Tổng truy cập: 357710
Đăng ký nhận tin
Hỗ trợ trực tuyến
SMS
Bản đồ
Hotline tư vấn miễn phí: 090 888 4575